CÁC NGÀY LỄ CỦA NHẬT

Ngày lễ của Nhật có khoảng 15 ngày trong năm. Từ năm 2016 sẽ tăng thêm 1 ngày lễ mới thành 16 ngày. Vậy các ngày lễ đó là gì?

Các ngày lễ

Ngày lễ của Nhật có khoảng 15 ngày trong năm. Từ năm 2016 sẽ tăng thêm 1 ngày lễ mới thành 16 ngày. Vậy các ngày lễ đó là gì?

Ngày đầu năm mới (Gantan, 1/1)

  1. Ngày lễ thành nhân (Seijin no Hi, thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1)

   Gantan là ngày lễ chúc mừng sự bắt đầu của 1 năm. Trong 3 ngày từ 1/1 đến 3/1 sẽ được gọi là Sanganichi, nhiều người sẽ đi lễ chùa, đền thần (gọi là Hatsumoude) để cầu nguyện hạnh phúc cho 1 năm mới.

Ngày lễ thành nhân (Seijin no Hi, thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1)

Ngày lễ thành nhân là ngày chúc mừng những đứa trẻ đã trưởng thành bình an (20 tuổi). Ở các địa phương của Nhật thường tổ chức nghi thức gọi là Lễ thành nhân để chúc mừng những người được 20 tuổi tính từ ngày 2/4 của năm trước đó đến ngày 1/4 của năm đó.

Ngày kỷ niệm kiến quốc (Kenkokukinen no Hi, 11/2)

Ngày lễ kỷ niệm kiến quốc của Nhật Bản. Đây là ngày Thiên hoàng Jinmu, là Thiên hoàng woolrich Arctic Anorak đầu tiên của Nhật Bản lên ngôi, đây cũng là ngày ban hành “Hiến pháp Nhật Bản”, là Hiến pháp trước đây của Nhật Bản và được xem là Hiến pháp cận đại đầu tiên ở Châu Á.

Ngày xuân phân (Seibun no Hi, 20/3 hoặc 21/3)

Là 1 trong những ngày mà độ dài của ngày và đêm gần như nhau vào mùa xuân và mùa thu. Ngày này được căn cứ vào ngày do Đài quan sát thiên văn quốc gia đưa ra vào tháng 2 của năm trước đó.

Ngày Chiêu Hòa (Showa no Hi, 29/4) Ngày sinh nhật Thiên hoàng Chiêu Hòa

Ngày Chiêu Hòa vốn là ngày lễ chúc mừng sinh nhật Thiên hoàng Chiêu Hòa (tại vị từ năm 1926 đến năm 1989). Sau khi woolrich Arctic Jacke Thiên hoàng mới lên ngôi thì ngày này được xem là “Ngày Chiêu Hòa”.

Ngày kỷ niệm Hiến pháp (Kenpokinenbi, 3/5)

Ngày kỷ niệm Hiến pháp là ngày kỷ niệm thi hành Hiến pháp hiện hành của Nhật “Hiến pháp nước Nhật”.

Ngày màu xanh (Midori no Hi, 4/5)

Ngày màu xanh là ngày để người dân làm bạn với thiên nhiên.

Ngày trẻ em (Kodomo no Hi, 5/5)

Ngày trẻ em thường tổ chức nghi thức xua đuổi điều xấu được du nhập từ Trung Quốc và được xem là “Dango no Sekku” (ngày lễ cho bé trai). Vào ngày này, người ta thường treo “Koinobori” (cá chép) để cầu mong sự trưởng thành của trẻ em.

Koinobori: Cá chép được làm bằng vải, mô phỏng theo hình cá chép, tung bay trong gió trước vườn của các gia đình.

Ngày của biển (Umi no Hi, thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 7)

Đây là ngày lễ để Nhật Bản – một quốc đảo được bao bọc bởi biển – cảm tạ những ân huệ từ biển, chúc mừng sự phồn vinh của đất nước.

Ngày của núi (Yama no Hi, 11/8)

Đây là ngày cảm tạ ân huệ của núi, làm bạn với núi.

Ngày kính lão (Keiro no Hi, thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 9)

Ngày kính lão là ngày lễ để cầu nguyện sự trường thọ, thể hiện sự tôn kính với những người cao tuổi đã cống hiến cho xã hội nhiều năm qua.

Ngày thu phân (Shunbun no Hi, là 1 ngày trong khoảng thời gian từ 22/9 ~ 24/9)

Giống như “Ngày xuân phân” vào mùa xuân, đây là ngày có ngày và đêm dài tương đương nhau. Vào ngày này, nhiều người thường đi tảo mộ, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và tưởng nhớ người đã khuất.

Ngày thể thao (Taiiku no Hi, thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 10)

Đây là ngày lễ bắt nguồn từ Thế vận hội Tokyo năm 1964. Đây là ngày để người dân được làm bạn với thể thao, vận động tâm hồn và cơ thể khỏe mạnh, kiện toàn.

Ngày văn hóa (Bunka no Hi, 3/11)

Vốn dĩ đây là ngày lễ để chúc mừng sinh nhật Thiên hoàng Minh trị (tại vị từ năm 1867 đến năm 1912). Hiện nay được xem là ngày lễ thúc đẩy văn hóa, yêu tự do và hòa bình.

Ngày cảm tạ lao động (Kinrokansha no Hi, 23/11)

Đây là ngày lễ cảm tạ những người lao động, cảm ơn lao động. Vốn dĩ đây là lễ hội cảm tạ thần linh, chúc mừng vụ thu hoạch bội thu vào mùa thu.

Ngày sinh nhật Thiên hoàng (Tenno Tanjobi, 23/12)

Ngày chúc mừng sinh nhật Thiên hoàng hiện tại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *